Giãn tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng tĩnh nông chi dưới bị suy yếu, máu khó về tim và bị ứ đọng ở tĩnh mạch, lâu ngày tĩnh mạch giãn lớn.
Việc ngồi hoặc đứng lâu ngày khiến cho đôi chân không hoạt động nhiều và người bệnh sẽ gặp cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… Thậm chí, những trường hợp nặng hơn các rối loạn tưới máu nuôi dưỡng chân có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân không lành, khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.
Triệu chứng thường gặp là thấy tĩnh mạch giãn hình mạng nhện hoặc giãn lớn dưới da, đau tức ở bắp chân, tê rần như kiến bò, thay đổi sắc tố da ở cẳng chân. Nếu bệnh lâu ngày không điều trị sẽ có những biến chứng như: loét da khó lành, thâm chí là không lành, huyết khối tĩnh mạch .v.v.
*Điều trị giãn tĩnh mạch nông chi dưới có 2 phương pháp nội khoa và ngoại khoa:
Điều trị nội khoa:
- Khi phát hiện bệnh sớm thì người bệnh có thể điều trị Nội khoa bằng thuốc và vớ y tế nhằm bảo tồn suy giãn tĩnh mạch và không gây biến chứng.
- Các loại thuốc làm tăng độ vững bền thành tĩnh mạch như Daflon, ginkgo biloba, rutin C giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Tùy theo tình hình diễn biến và triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc phù hợp.
Điều trị ngoại khoa:
- Ngoại khoa: chỉ định cho những trường hợp giãn tĩnh mạch nặng. Điều trị ngoại khoa gồm những phương pháp như: phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch, RFA, Laser nội mạch, dùng keo sinh học.
- Trong đó Laser nội mạch là phương pháp được áp dụng nhiều và phổ biến ở Việt Nam vì có nhiều ưu điểm như ít đau, nhanh hồi phục( có thể về trong ngày và bệnh nhân trở lại sinh hoạt bình thường sau ngày thứ 2 ), vết mổ nhỏ.
- Laser nội mạch là phương pháp điều trị tiên tiến sử dụng năng lượng laser để loại bỏ các tĩnh mạch bị bệnh từ bên trong mà không cần phẫu thuật
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser với nguyên lý dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn. Sau khi bật nguồn, tia laser được chiếu vào vị trí cần can thiệp và kéo từ từ ra khiến hai thành tĩnh mạch dính liền với nhau. Song song đó, quá trình gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế làm bỏng mô cũng như tránh các biến chứng lên các dây thần kinh cảm giác.
- Bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới nặng nên điều trị bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch. Bởi vì quy trình thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn và ít biến chứng. Thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Ngoài ra thời gian phục hồi nhanh, bệnh nhân có thể đi lại ngay sau phẫu thuật. Đây là phương pháp có tỉ lệ thành công và tính thẩm mỹ cao nhất.
*Suy giãn tĩnh mạch có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi bệnh còn nhẹ.
*Để nhận thêm tư vấn về bệnh giãn tĩnh mạch chân và đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện ĐKTN Phúc Hưng, quý khách vui lòng gọi đến HOTLINE 1900099915
Cấp cứu 24/7:
(0255) 3 713 555
Tư vấn/CSKH:
1900 099 915
Kênh thông tin Zalo OA
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN ĐKTN PHÚC HƯNG